CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HÌNH HỌA

CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HÌNH HỌA

CÁCH TÍNH ĐIỂM MÔN HÌNH HỌA (Vẽ tượng - chân dung - toàn thân)

Để đạt được điểm cao môn hình họa là điều quan tâm của tất cả các thí sinh dự thi môn này. Và để biết làm cách nào tính điểm bài vẽ của mình Xưởng Vẽ 91 sẽ nêu ra trong bài viết này một số tiêu chí chấm điểm như sau:

A/ Bố cục và dựng hình

     Trong một bài vẽ hình họa chỉ cần bạn làm không đạt một trong 2 tiêu chí trên thì bài sẽ dưới 5 điểm, dù bạn vẽ giống và tả kỹ cỡ nào cũng vậy.

1/ Bố cục: 1.5đ – 2đ

    Bố cục phải cân đối hài hòa (Hình 1), tùy theo góc nhìn để phác bố cục, bố cục lớn (hình 1.2) quá hoặc nhỏ quá hoặc bị lệch (hình 1.1) cũng đều sẽ không có điểm. Ngoài ra để mẫu chính diện và góc nghiêng thì yêu cầu bố cục cũng khác nhau (thi vẽ người và tượng) nếu không đúng yêu cầu cũng không có điểm phần này.

luyện thi khối v, vẽ tượng

Hình 1 Bố cục cân đối

vẽ tượng

Hình 1.1 Bố cục nhỏ và bài lên từng phần

luyện thi khối v, vẽ tượng

Hình 1.2 Bố cục quá lớn

2/ Dựng hình: 2đ-2.5đ

   Dựng hình yêu cầu: Đúng trục, đúng tỉ lệ

   Khi vẽ hình họa thì dựng trục sai sẽ vẽ sai hình, hoặc hình sai sẽ dẫn đến trục sai. Phần này nếu sai sẽ không có điểm ví đây là lỗi cơ bản. Tuy nhiên nếu học viên không học đến mức nhất định sẽ không nhìn ra được lỗi này

   Sai tỉ lệ cũng là lỗi cơ bản dẫn đến không có điểm phần này.

3/ Ra đặc điểm mẫu: 1đ

   Nếu hai phần nói trên đã vẽ đạt thì phần lớn sẽ vẽ ra đặc điểm mẫu (hình 1). Nhưng cũng có trường hợp vẽ không ra đặc điểm mẫu.

B/ Đánh bóng: 5đ

Phân mảng lên khối và diễn tả không gian phông nền.

1/ Đúng nguyên lý ánh sáng: 1đ-1.5đ

        Bài vẽ cần phân sáng tối rõ ràng, nhìn vào bài cần thấy hướng sáng từ đâu.

2/ Mảng khối rõ ràng: 1.5đ-2đ

         Mảng khối phải rõ xa gần, phân biệt các diện bằng độ đậm nhạt.

3/ Diễn tả không gian: 1đ

          Là thể hiện được mối liên hệ tương quan giữa hình và nền, hợp lý, tả được không gian

4/ Tả ra chất liệu

         Phần này thường những người vẽ nhiều và vẽ tốt mới diễn tả được bởi nó cần hiểu phương pháp tả mới ra chất

C/ Tổng kết

  Tóm lại để học được môn hình họa ngoài việc áp dụng cách giáo viên hướng dẫn để thực hành, thì cần phải nỗ lực nhiều. Khi vẽ xong bài cần được giáo viên sửa bài và chỉ ra cho mình nhìn được lỗi sai và hướng dẫn phương pháp để sửa.

    Bởi khi vẽ học viên sẽ không có khả năng nhìn bài mình vẽ đã đúng hay chưa nếu như học chưa tới.

Trả lời