Sự khác nhau giữa vẽ tượng và vẽ chân dung người

Sự khác nhau giữa vẽ tượng và vẽ chân dung người

Tượng là sản phẩm điêu khắc được sao chép từ chân dung người thể hiện qua, vì vậy ngôn ngữ và cách thể hiện sẽ khác nhau.

   – Vẽ tượng thạch cao thì cần diễn tả ra chất thạch cao của tượng thạch cao
Vẽ chân dung người
thì cần diễn tả ra chất da của người mẫu.

   – Vẽ tượng sẽ không có thần thái của con người, mà chỉ ra được mô hình mô phỏng 3D lên mặt phẳng tờ giấy.

 

   – Vẽ chân dung người thì cần diễn tả đặc điểm, thần thái, cảm xúc của người mẫu.

1. VẼ TƯỢNG

vẽ tượng

    – Đầu tượng là sản phẩm mô phỏng lại đặc điểm chân dung người
nên nó chỉ là một khối thạch cao giống với một đối tượng cụ thể nào đó.
Nó là dạng khối tĩnh không chuyển động được như đầu người thật.
Nghĩa là nó không thể hiện cảm xúc liên tục trên mặt như người thật.
Nó tĩnh lặng và đứng yên không di chuyển luôn bất động trong không gian.

    – Khi vẽ tượng chỉ là sự vẽ lại mô hình vô tri vô giác,
không có cảm xúc gì cả và không có sự giao lưu giữa người vẽ và mẫu.

  – Về độ đậm nhạt trên tượng chỉ thể hiện được bằng khối sáng tối,
chứ không có màu đậm và sáng như người.
Mắt của tượng của cũng chỉ là màu trắng, tóc và chân màu cũng là màu trắng
nên độ đậm nhất của tượng không bằng được độ đậm nhất của tóc và mắt người.

    – Tóm lại tượng đồng nhất một màu mình thể hiện không gian
bằng ánh sáng chiếu vào nên có phần đơn giản hơn.

2. VẼ CHÂN DUNG

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VẼ TƯỢNG VÀ VẼ CHÂN DUNG NGƯỜI

   –  Người là một thực thể sống có chuyển động thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt,
thể hiện tình cảm tâm trạng giao tiếp được với người vẽ,
nên khi vẽ người mẫu, người vẽ có thể diễn tả được cảm xúc.

 – Khi vẽ chân dung là sự quan sát phân tích diễn tả chân dung của người mẫu trong một khoảng thời gian nên truyền được cảm xúc qua cho người vẽ.
Ngoài ra trên chân dung người có nhiều màu thông qua các mạch máu dưới da,
và độ đậm nhạt của tóc, chân mày và mắt thể hiện sự khác biệt rõ ràng so với da.
Bởi vậy khi vẽ người cần diễn tả được độ đậm của những đặc điểm tóc, chân mày, mắt và màu của da, môi.

3. KẾT LUẬN

     Vẽ tượng và vẽ chân dung tuy khác biệt nhưng lại bổ trợ cho nhau, mục đích của vẽ tượng giúp chúng ta hiểu được cấu trúc
và hình khối dễ dàng hơn để từ đó chuyển sang vẽ chân dung.
Vẽ tượng và chân dung đều có chung một nền tảng là phải đúng về các yếu tố bố cục, dựng hình, phân mảng khối,
đánh bóng, diễn tả không gian xa gần và ra đặc điểm mẫu.

      Hơn nữa, muốn vẽ được tượng không cần học vẽ chân dung nhưng muốn vẽ chân dung phải học qua vẽ tượng mới nắm vững cấu trúc.
Như vậy có thể thấy vẽ chân dung cần một quá trình tôi luyện dài hơn so với vẽ tượng,
Cho nên nếu đã xác định cho mình mục tiêu hãy đặt ra kế hoạch về thời gian học vẽ thích hợp và hiệu quả.

Để lại một bình luận