Với thời đại phát triển công nghệ nhiều bạn trẻ tìm đến các lớp học vẽ online thông qua video trên youtube, nhưng chỉ học vẽ qua youtube liệu có hiệu quả thực sự?
Có nên tự học vẽ hay không?
Tự học được thì cần có tính kỷ luật cao, ngoài ra cần có một tài năng xuất chúng và bản thân cũng đã am hiểu về kiến thức hội họa. Kiến thức hội họa đây không phải chỉ là kĩ thuật vẽ, cách vẽ, cách đo, cách đan nét dựng hình hay là cách để vẽ cho giống một vật thể, một mẫu nào đó có thực trong một không gian.
Mà kiến thức ở đây là cần nghiên cứu sâu về tạo hình, về nguyên tắc đặt bố cục, nguyên lý của mảng hình, nguyên lý của phương pháp dựng hình,xây dựng bố cục….
Có được kiến thức đó rồi mới đi thực tập, tập nhiều và luôn so sánh. Đối chiếu với bài mình vẽ với những nguyên tắc, nguyên lý nói trên để tạo ra được kết quả tương đương.
Ngoài ra, những bài mẫu mà ta học phải có nguồn gốc rõ ràng. Phải là của một người có trình độ chuyên môn hội tụ đầy đủ các yếu tố. Và quan trọng là ta phải đù kiến thức để nhìn thấy sai đúng trong bài học của mình để điều chỉnh.
Vì không hiểu, không nhìn thấy được thì chúng ta có thực hành nhiều, nhìn qua có thể giống nhưng cũng chỉ là vỏ bề ngoài chứ kết cấu, nguyên lý và yêu cầu về nội dung không có.
Học viên Xưởng Vẽ đang làm bài hình họa
Bởi vậy mà ta cần phải đi học, khi đi học thì người hướng dẫn sẽ trang bị cho ta một lượng kiến thức. Chỉ cho ta nhìn thấy vấn đề cần giải quyết sai chỗ nào, cần sửa ra sao, phương pháp sửa thế nào để ra hiệu quả như vậy.
Ví dụ kỹ thuật cầm chì cọ tại sao phải vậy và nếu như đổi khác được không? Chỉ cho ta cách xây dựng bố cục, phương pháp dựng hình (cái này thì youtube hay chỉ nhưng chỉ là mô phỏng lại từ những người đã được tập nhuần nhuyễn và thuần thục. Những người mới tập sẽ không được như vậy mà phải qua rất nhiều thời gian luyện mới được vậy)
Nhưng khi bạn dựng hình xong thì không có ai nhận xét hay chỉnh sửa cho bạn mà quan trọng là ở đây là bạn không biết bài của bạn có đúng không. Bài bạn cần sửa gì và sửa ra sao, nguyên lý ánh sáng nguyên tắc bố cục, cách xử lý độ xa gần, nguyên tắc phối cảnh, xử lý phông nền, không gian, chỗ nào cần nhấn chỗ nào cần buông.
Tại sao phải đi học vẽ mà không nên tự học
Hình ảnh học viên đang thực hành bố cục phong cảnh tại Xưởng Vẽ 91
Như phần trên đã nói đến chỉ mới là xét trong phạm vi hình họa chì, mà đã thấy rằng có bao nhiêu vấn đề cần giải quyết.
Học vẽ không chỉ là bạn vẽ cho ra hình bức tượng, bức chân dung tả sao nhìn cho giống. Hay vẽ phông nền, bóng đổ sao cho giống, sao cho bắt mắt người nhìn đâu.
Bởi vì để thi vào một trường Đại học của một chuyên ngành, nó không đơn giản chỉ có vậy. Nếu như thi đại học chỉ có vậy thì bạn thử nghĩ xem ở TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội thôi đã có nhan nhản biết bao nhiêu người học qua youtube hay tự học làm được có đúng không?
Vì vậy mà mình cần phải đi tìm lớp học giải quyết những vấn đề nói trên.
Ngoài ra, khi tìm tới nơi học bạn cũng cần tìm người có kiến thức chuyên môn và biết phương pháp hướng dẫn.
Nên chọn những nơi giáo viên là người có chức danh đàng hoàng, bởi vì họ mới có kĩ năng xây dựng cho bạn được nội dung học để bạn nhìn được vấn đề, hướng dẫn phương pháp giải quyết vấn đề với bài của bạn để bạn vẽ đẹp và đúng.
Còn học qua mạng, bạn chỉ nên dùng để tham khảo thêm, biết thêm về cách thực hành dựa trên nền tảng bạn đã được học ở giáo viên. Chứ không nên tự học hoàn toàn qua mạng. Vì trước khi tham khảo và học thêm qua mạng bạn cần có kiến thức để phân biệt được cái nào trên mạng sử dụng được. Vì không phải cái nào trên mạng cũng đúng.
Học viên Xưởng Vẽ đang làm bài trang trí màu
Bài trang trí màu của học viên Xưởng Vẽ 91
Ngay cả về môn trang trí màu hay bố cục sinh hoạt, để làm được không chỉ là nhìn thấy người ta đưa gì lên mạng cũng học theo vẽ theo. Mà để có được những bài trang trí hay bố cục đó, cần phải xây dựng lên.
Quan trọng là hải có nguyên lý tạo hình, có nguyên tắc phối màu. Nguyên lý tạo hình cần tuân thủ nhip điệu, mảng hình, sự chuyển động dẫn mắt bằng mảng hình cách điệu. Phải là phải xử lý mảng chính – phụ – trung gian, xử lý mối quan hệ qua lại giữa hình và nền, phân lớp ra sao cho có chiều sâu….
Giải quyết được phần mảng hình thì đến phần màu. Cần phải tuân theo nguyên tắc đặt màu để tông màu sử dụng có ý, không bị loạn, xử lý sáng tối, tạo chiều sâu bằng sắc độ. Màu sắc trong bài phải có gam chính(tone chính), có điểm nhìn, điểm dẫn mắt. Họa tiết chính sử dụng ra sao, đặt bố cục như thế nào. Họa tiết phụ là gì, độ lớn nhỏ thế nào thì vừa….phân bổ ra sao….v..v
Tất cả những vấn đề trên đều phải được hướng dẫn làm đúng thì thi mới đậu chứ không phải là chỉ vẽ và trang trí nhìn bắt mắt là được. Vì đây là thi đầu vào đại học chứ không phải là vẽ để bán ngoài phố hay vẽ để chỉ những người không phải trong nghề thấy đẹp là được.
Nên chọn lớp học như thế nào?
Nên chọn những nơi giáo viên là người có chức danh đàng hoàng, bởi vì họ mới có kĩ năng xây dựng cho bạn được nội dung học để bạn nhìn được vấn đề, hướng dẫn phương pháp giải quyết vấn đề với bài của bạn để bạn vẽ đẹp và đúng.
Còn học qua mạng, bạn chỉ nên dùng để tham khảo thêm, biết thêm về cách thực hành dựa trên nền tảng bạn đã được học ở giáo viên. Chứ không nên tự học hoàn toàn qua mạng. Vì trước khi tham khảo và học thêm qua mạng bạn cần có kiến thức để phân biệt được cái nào trên mạng sử dụng được. Vì không phải cái nào trên mạng cũng đúng.
Hình ảnh lớp học tại Xưởng Vẽ 91
Ngay cả về môn trang trí màu hay bố cục sinh hoạt, để làm được không chỉ là nhìn thấy người ta đưa gì lên mạng cũng học theo vẽ theo. Mà để có được những bài trang trí hay bố cục đó, cần phải xây dựng lên.
Quan trọng là hải có nguyên lý tạo hình, có nguyên tắc phối màu. Nguyên lý tạo hình cần tuân thủ nhip điệu, mảng hình, sự chuyển động dẫn mắt bằng mảng hình cách điệu
Phải là phải xử lý mảng chính – phụ – trung gian,
xử lý mối quan hệ qua lại giữa hình và nền, phân lớp ra sao cho có chiều sâu….
Giải quyết được phần mảng hình thì đến phần màu. Cần phải tuân theo nguyên tắc đặt màu để tông màu sử dụng có ý, không bị loạn, xử lý sáng tối, tạo chiều sâu bằng sắc độ. Màu sắc trong bài phải có gam chính(tone chính), có điểm nhìn, điểm dẫn mắt. Họa tiết chính sử dụng ra sao, đặt bố cục như thế nào. Họa tiết phụ là gì, độ lớn nhỏ thế nào thì vừa….phân bổ ra sao….v..v
Tất cả những vấn đề trên đều phải được hướng dẫn làm đúng thì thi mới đậu chứ không phải là chỉ vẽ và trang trí nhìn bắt mắt là được. Vì đây là thi đầu vào đại học chứ không phải là vẽ để bán ngoài phố hay vẽ để chỉ những người không phải trong nghề thấy đẹp là được.
Nguồn bài vết: Họa sĩ Nguyễn Thị Khuyên – họa sĩ, giảng viên đại học ngành mỹ thuật .