Luyện thi khối V-H cách làm bài trang trí màu

Luyện thi khối V-H cách làm bài trang trí màu

Trang trí màu là một trong môn thi vẽ thuộc khối V - H dành cho những bạn muốn thi vào các ngành Thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế công nghiệp,.... Vậy cách để làm một bài trang trí màu là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn về các bước để làm một bài trang trí màu như sau:

Vậy cách để làm một bài trang trí màu là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn về các bước để làm một bài trang trí màu như sau:

  1. Tìm họa tiết cách điệu 

Đầu tiên để làm bài trang trí màu cần xác định họa tiết cách điệu mà đề bài yêu cầu. Họa tiết cách điệu là những hình được tạo hình và trang trí.Các đối tượng cách điệu có thể là hoa lá, động vật, côn trùng, đồ vật, phong cảnh, con người,…

Xem thêm cách làm họa tiết cách điệu trong link:

 https://xuongve91.com/huong-dan-cach-dieu-hoa-tiet-trang-tri-mau/

2. Bố cục trang trí

Khi làm bài trang trí màu cần lưu ý về bố cục là cách sắp xếp hoạ tiết, mảng chính phụ sao cho hợp lý, gồm có các dạng bố cục cơ bản như sau:

  • Bố cục đăng đối

    •   Đăng đối là bố cục cơ bản mang tính trang trí cao nhất, đăng đối nghĩa là cách sắp xếp các họa tiết đối xứng với nhau qua trục và có tính chất lặp lại theo nhịp điệu
    •   Đăng đối chia làm các dạng: đăng đối 4 góc (4 họa tiết chính) 
    •  Đăng đối 3 góc (3 họa tiết chính) 

    •  Đăng đối 2 góc (2 họa tiết chính)

  • Bố cục bất đăng đối

    • Là dạng bố cục đối xứng nhưng không lặp lại, họa tiết chính và phụ có thể khác nhau về tạo hình, kích thước hoặc màu sắc.
  • Bố cục hàng lối

  • Bố cục đường diềm: là dạng bố cục mà các họa tiết được lặp đi lặp lại theo chu kỳ, thường từ 3 họa tiết chính trở lên mới thể hiện rõ đặc trưng của dạng bố cục này. Ứng dụng của trang trí đường được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất, thời trang, trang trí gốm sứ,….

 

  • Bố cục tự do: là một trong những dạng bố cục yêu cầu sự tính toán và am hiểu bố cục nhiều nhất vì phải đặt họa tiết theo cách tự do nhưng phải tạo sự cân bằng trong bố cục,
    • Các dạng bố cục tự do: tự do với 2 đối tượng

Các dạng bố cục tự do: tự do với 3 đối tượng

3. Phối màu

Các nguyên tắc phối màu cần lưu ý đó là:

  • Sắc độ: là độ đậm nhạt trong bài, bài đầy đủ sắc độ là phải có đủ sáng, tối, trung gian
  • Gam màu: bài trang trí phải có gam màu chủ đạo như gam nóng hoặc gam lạnh
  • Hòa sắc: một bài trang trí hoàn chỉnh là bài có gam nóng và lạnh phối với nhau một cách hài hòa. Có thể phối theo màu tương đồng hoặc tương phản.

4. Các bước thực hiện lên màu cho một bài trang trí màu

  • Tính sắc độ: làm bài trắng đen để tìm độ cho bài sao cho hợp lý
  • Tìm màu: làm phác thảo màu theo gam nóng và lạnh
  • Lên hòa sắc: Chọn gam chính để làm chủ đạo và nhấn gam còn lại để tạo nên hòa sắc. Ví dụ chọn gam lạnh làm chính thì màu lạnh sẽ chiếm nhiều trong bài và dùng màu nóng để làm nhấn sao cho hài hòa.

Để lại một bình luận